Phượng ngạc nhiên: Thư nào nhỉ?ựachọvp bank là ngân hàng gì Thời đại công nghệ, mọi thông tin chỉ cần nhấn nút "send" là đến được người nhận. Ai lại rỗi hơi gửi thư tay nhỉ?
Nghĩ vậy, nhưng Phượng vẫn niềm nở: "Thư gửi cho em ạ! Em cảm ơn chị nhé!".
Thì ra thư bảo đảm của trường quốc tế X, gửi từ Hà Nội. Tháng trước, Nhung - bạn Phượng đang dạy ở đó kể trường quốc tế X tuyển giáo viên, bảo Phượng vào Facebook của trường đăng ký dự tuyển. Vì là trường quốc tế nên hình thức tuyển rất mở. Phượng chỉ việc gửi bài thi chuyên môn, đưa ra ý tưởng nghiêm túc. Bài chuyên môn được thông qua, người dự tuyển mới được phỏng vấn online. Buổi phỏng vấn có cả những câu giao tiếp tiếng Anh thông dụng, rất may Phượng trả lời trôi chảy. Phượng tò mò, không biết thư nói gì nhỉ? Về đến phòng, đặt chiếc cặp trên bàn, Phượng vội bóc thư xem. Nội dung thông báo bài thi chuyên môn và cả bài phỏng vấn online dự tuyển vào vị trí giáo viên dạy Ngữ văn của Phượng đã được hội đồng xét tuyển nhà trường đánh giá cao về tính mở, sáng tạo, phù hợp tiêu chuẩn giảng dạy ở trường. Sau một tháng, Phượng cần thu xếp đến trường X thông qua một tiết giảng trực tiếp. Đó là điều kiện cuối cùng để nhà trường tuyển dụng Phượng.
Gấp lá thư rồi mà niềm hân hoan vẫn tỏa lan khắp tâm trí Phượng. Vậy là cơ hội về dạy đúng chuyên môn ở thành phố đang mở ra. Phượng nhất định sẽ làm được. Nhung chẳng bảo khi được mời dạy trực tiếp là cơ hội trúng tuyển đến 99% còn gì. Nhớ lại, cách đây hai năm, ngày mới ra trường, Phượng cũng nộp hồ sơ tuyển viên chức vài nơi nhưng không đỗ. Bạn của Phượng có đứa đã cất bằng đại học để xin đi làm công nhân cho các công ty. Phượng băn khoăn, đắn đo suy nghĩ có nên làm như vậy? Đúng lúc này chú họ Phượng đang công tác ở tỉnh ủy Hà Giang về quê Bắc Ninh dự buổi giỗ họ, nghe bố Phượng kể, chú bảo tỉnh Hà Giang đang có đợt tuyển viên chức giáo viên. Chú đã đem theo bộ hồ sơ nộp cho Phượng. Cơ duyên của Phượng với mảnh đất Hà Giang bắt đầu như thế.
Trường Phượng công tác là trường THPT ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Ngày đầu từ Bắc Ninh lên đây, Phượng phải trải qua gần bảy tiếng đồng hồ ngồi xe khách. Vừa xa, vừa say xe khiến Phượng rũ ra như tàu lá. Sau này đã quen, Phượng không còn cảm giác xa nhưng say xe thì vẫn luôn làm Phượng khổ sở.
Mải nghĩ, Chức, cậu học trò dân tộc Tày, lớp trưởng lớp 10A Phượng chủ nhiệm, bước vào khi nào mà Phượng không biết. Hẳn nó đã chào Phượng mấy lần mà tâm trí Phượng đang để chỗ khác.
Đặt lá thư bảo đảm xuống bàn, Phượng tươi cười:
- Có chuyện gì thế em?
- Thưa cô, lớp mình tập văn nghệ cũng ổn rồi, giờ sinh hoạt cuối tuần này, cô cho duyệt cô nhé. Còn gần chục ngày nữa là đến 26.3, cô duyệt sớm, có thiếu sót gì chúng em khắc phục cho kịp ạ.
Phượng gật đầu đồng ý. Phòng tập thể của Phượng nằm ngay trong khuôn viên trường, nên học trò hay ra vào thân thiết. Thằng Chức chỉ tay ra góc phòng, nó đã để mớ rau dớn ở đó từ lúc mới vào, nhưng vừa nãy mải nghĩ Phượng không nhận thấy.
- Sáng sớm nay mẹ em hái biếu cô.
- Cho cô gửi lời cảm ơn mẹ nhé! Cô rất thích vị chua, giòn của loại rau này.
- Vâng. Cô thích thì thỉnh thoảng em hái biếu cô, bên bờ suối nhà em nhiều lắm.
Cậu học trò đầy trách nhiệm và chân tình đã về lại lớp, Phượng thấy ấm lòng. Nhớ những ngày mới lên, Phượng có phần đơn độc trước không gian rộng lớn của miền núi rừng. Nhất là vào buổi tối, khi ngồi soạn giáo án một mình trong phòng tập thể, Phượng nghe tiếng gió hú vào vách núi, tiếng loài thú ăn đêm, Phượng hoảng sợ. May sao, những buổi tối như thế, Giang, thầy giáo trẻ dạy toán luôn sẵn sàng soạn bài cùng Phượng. Giáo án ai người ấy soạn, xong công việc, Giang trở về phòng tập thể dành cho nam ở khu đối diện. Có Giang, Phượng bớt sợ nhưng Giang không giúp được Phượng vơi đi nỗi nhớ nhà. Đã bao lần Phượng khóc. Sao Phượng lại lên đây? Những suy nghĩ thiệt hơn, khiến Phượng nhiều lần chất vấn mình như thế. Mẹ Phượng gọi điện bảo: "Nếu không chịu được thì về con ạ!". Phượng đã cố nén cảm xúc để an ủi mẹ: "Con rất ổn, trên này không khí trong lành, đồng nghiệp thân thiện, học trò ngoan ngoãn lễ phép". Tất cả những điều Phượng nói đều đúng, duy có nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà là Phượng phải nén sâu vào trong để mẹ không biết.
Lá thư của trường quốc tế X được Phượng đặt ngay ngắn trên giá sách đơn sơ. "Một tháng kia mà, mình còn thoải mái thời gian". Phượng tự tin chờ ngày về Hà Nội.
Hai hôm nay lên lớp chủ nhiệm, Phượng thấy vắng Nên, cậu lớp phó học tập, người Dao ở mãi bản Khuổi Hốc.
- Có ai biết lý do bạn Nên nghỉ không? - Phượng hỏi.
- Có ạ - Thằng Cần đáp - thằng Nên nó bảo nghỉ hẳn. Nó về dưới xuôi, theo anh họ làm công ty lấy tiền thôi. Nó không đi học nữa.
Nghe vậy, Phượng hơi lo. Tình trạng học trò bỏ ngang như thế này ở đây không hiếm. Không thể để một đứa học giỏi như Nên nghỉ học được. Phượng phải đến khuyên nó. Phượng bảo:
- Chiều nay cô đến nhà bạn Nên, ai đi được với cô nào?
- Em, em... - Nhiều đứa giơ tay.
Phượng ấn định: "Cần, Chức, và Mặc cùng đi với cô nhé! Các em nhắn về gia đình, học xong ở phòng cô ăn cơm, đầu giờ chiều bốn cô trò vào thăm bạn Nên. Đường vào bản của bạn xa, cô trò ta đi sớm, tối còn kịp về".
Bản Khuổi Hốc có mấy chục nóc nhà của người Dao, đường đi đến trường huyện chỉ hơn chục cây số, nhưng có đến hai phần ba đoạn đường phải dắt xe đạp. Ngày trời mưa, đường trơn trượt, đi lại vô cùng nguy hiểm. Phượng thầm nghĩ việc tìm chữ của học sinh vùng cao vất vả quá. Càng đi, càng chứng kiến con đường gập ghềnh, trơn trượt, cheo leo, Phượng càng khâm phục học trò của mình. Trẻ em ở bản Khuổi Hốc chỉ học hết lớp chín là nghỉ. Chúng nghỉ học để xuống dưới miền xuôi kiếm tiền. Mãi năm học này, trong bản mới có thằng Nên ra trường huyện học lớp mười.
Nhà Nên lúp xúp, nằm tựa vào vách đá sừng sững. Nên đang lúi húi cạnh một hòn đá to. Thấy Phượng và các bạn lặn lội vào tận nhà mình, Nên ngạc nhiên lắm. Nó vốn hay nói và vồn vã, vậy mà lúc này nó chỉ lý nhí:
- Em chào cô ạ!
Phượng nhìn vào trong nhà. Căn nhà sàn trệt tuềnh toàng. Đập vào mắt Phượng là hình ảnh người đàn ông, chắc là bố Nên, đang nằm co ro. Vỏ chai rượu vất chỏng chơ. Thấy có người đến. Ông lè nhè:
- Đứa giáo đến bảo Nên đi học hả. Nó không đi nữa đâu. Nó đòi về xuôi kiếm tiền để tao uống rượu.
Nên không nói gì, mặt cúi gằm, tay nó vân vê gấu áo thổ cẩm cũ sờn.
- Mẹ em có nhà không? - Phượng hỏi.
Mẹ và em gái Nên về nhà ngoại ở Lào Cai từ sau tết, bảo nó đi cùng, nhưng nó bận đi học, không nghe lời rủ của mẹ. Mẹ chỉ thỉnh thoảng gửi tiền về cho nó đóng học thôi. Trong lớp Nên thân với thằng Cần nhất nên có chuyện gì nó cũng kể với Cần. Giờ thằng Cần cứ nói bô bô. Mặc kệ Cần, nó vẫn vân vê gấu áo.
Phượng bảo:
- Mai em đi học nhé. Em đã học gần hết năm lớp mười rồi, nhanh thôi, em sẽ học xong cấp ba… - Phượng nói, Phượng giảng giải cho Nên nghe lợi ích của việc học.
Bỗng thằng Nên cắt ngang lời Phượng:
- Cô bỏ về thành phố phải không?
Phượng bất ngờ trước câu hỏi của Nên. Lúc này thằng Nên không mân mê gấu áo nữa, nó bảo: "Đầu năm, em chỉ định đi học vài buổi lớp mười, cho biết học trường huyện như thế nào, rồi em sẽ nghỉ theo các bạn về dưới xuôi kiếm tiền. Nhưng những tiết dạy Văn của cô khiến em muốn đi học. Giờ cô bỏ dạy về thành phố, em lại nghỉ học thôi".
Lời của Nên khiến Phượng bất ngờ và xúc động quá! Phượng biết học sinh ở vùng cao rất quý giáo viên. Nhưng Phượng không nghĩ những tiết dạy của Phượng lại có ảnh hưởng nhiều đến cậu học trò người Dao này đến vậy.
- Ai bảo em thế? Cô có bỏ về thành phố đâu? - Phượng cố giấu những dự định của mình.
- Thật hả cô? Thằng Nên không cúi mặt nữa mà mở to mắt nhìn Phượng chờ đợi câu trả lời.
- Ừ - Phượng mỉm cười, đưa tay nắm lấy tay cậu học trò nhỏ.
- Mai em sẽ đi học.
Thằng Nên nói ngay lập tức như chưa hề có vụ nó định nghỉ học. Phượng nhìn vào trong nhà, hiểu ý Phượng, thằng Nên bảo: "Bố muốn em đi học. Hai hôm nay em đòi bỏ học, bố buồn, bố uống rượu đấy".
Thì ra là vậy. Phượng thở phào nhẹ nhõm, Phượng bỗng thấy vui lây với tiếng chim rừng đang lảnh lót giữa mênh mông đá núi.
Gần một tháng trôi qua, lá thư bảo đảm của trường quốc tế X vẫn đặt ngay ngắn trên kệ sách, Phượng ngồi trân trân nhìn nó. Phượng cứ ngồi thế lâu lắm, Phượng suy nghĩ, Phương lựa chọn. Phải làm sao đây? Hà Nội lộng lẫy hay miền núi heo hút nhưng ấm tình người này? Trường quốc tế X hay niềm tin của thằng Nên? Tìm kiếm thêm hay chấp nhận sự quan tâm của Giang? Phượng biết Giang có tình ý với mình, nhưng Phượng cố gắng né tránh không cho Giang cơ hội nói ra. Dù vậy, Giang vẫn rất quan tâm, giúp đỡ Phượng trong mọi việc, nhiều lúc Phượng cảm động trước sự quan ấy. Giọng Giang buồn buồn nhưng không hề ngăn cản khi biết Phượng có ý định về Hà Nội. Thái độ ấy của Giang khiến Phượng cảm mến anh hơn. Cái Nhung nhắn tin giục: "Mày về trước vài hôm, dù chỉ còn là thủ tục, nhưng mày vẫn phải chuẩn bị chu đáo nhé. Tao đợi mày ở Hà Nội". Hà Nội phồn hoa, khi mới ra trường, được làm việc ở Hà Nội là niềm mơ ước của Phượng. Bây giờ cơ hội mười mươi thì Phượng lại khó nghĩ thế này?
Chỉ còn hai ngày nữa, Nhung không nhắn mà nó gọi luôn cho Phượng. Nó tuôn ra một tràng dài: "Mày chưa về à? Sao chưa về? Mày có biết được trường X chọn là cơ hội để mày thoát khỏi cái nơi khỉ ho cò gáy ấy không? Bao nhiêu đứa muốn không được kìa. Mày có điên khùng không?". Rồi Nhung khóc, nhưng Phượng không khóc. Biết không khuyên nổi bạn, Nhung cố vớt vát: "Mày hãy dùng cả lý trí mà quyết định đừng chỉ lắng nghe con tim, nếu chọn về Hà Nội, thì mai đi chuyến xe sớm về vẫn kịp". Trước khi tắt cuộc gọi video, nó còn cố gạt nước mắt để nở nụ cười với Phượng, nụ cười của Nhung chất chứa sự bất lực trước cô bạn thân cứng đầu.
Cuộc gọi kết thúc, lúc này, Phượng mới òa khóc nức nở. Khi nãy nói với Nhung, Phượng cố tỏ vẻ cứng rắn bao nhiêu, giờ Phượng yếu đuối, hụt hẫng bấy nhiêu. Phượng cứ khóc, rất lâu cho đến khi cô thiếp vào giấc ngủ chập chờn.
Chuyến xe sớm về Hà Nội đi qua cổng khu tập thể giáo viên, kéo còi inh ỏi. Phượng kéo chăn trùm kín đầu, nước mắt Phượng lại lăn dài. Tiếng còi xe thưa dần, rồi tắt hẳn. Có lẽ xe khách đã đi xa. Tiếng cười nói của học sinh đi sớm trực tuần kéo Phượng dậy, không cho phép cô vùi mặt vào chăn, Phượng dứt khoát hất tung nó ra, bắt đầu một ngày mới. Thầy Giang đi xách nước ở bể công cộng, cố tình để lại xô nước đầy ắp trước cửa phòng Phượng. Đằng xa, thằng Nên đang hớt hải đem cho Phượng nắm rau dớn, nó biết cô nó yêu vị chua giòn của thứ rau rừng này nên nó đã dạy sớm hái bên suối để kịp đem cho cô. Phượng vui vẻ đón nhận, vui vẻ như lúc Phượng múc những ca nước mát lành trong xô nước của thầy Giang để đánh răng rửa mặt. Buổi sớm nơi núi rừng, không khí mát mẻ, dễ chịu quá! Phượng hân hoan bước vào lớp bắt đầu tiết giảng của mình, trong lòng nhẹ nhõm đến lạ.
Thể lệ
Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng
Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.
Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.
Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.
Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).
Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.
Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.
Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.
Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.
Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.