Rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn chứa prebiotic - chất xơ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Nghiên cứu công bố năm 2021 của Trường Đại học Y khoa Miami-Leonard Miller (Mỹ) trên 27 người viêm loét đại tràng cho thấy ăn nhiều chất xơ từ rau có lợi cho bệnh. Người tuân theo chế độ ăn nhiều chất xơ,Ănraugìtốtkhiviêmloétđạitràtruyen hd ít chất béo trong 4 tuần có mức độ vi khuẩn đường ruột có hại và viêm nhiễm thấp hơn. Họ cũng có chất lượng cuộc sống tốt hơn người bệnh theo chế độ ăn thông thường.
Tuy nhiên, không phải tất cả loại rau và phương pháp nấu ăn đều tốt cho bệnh nhân viêm loét đại tràng, nhất là trong thời kỳ bùng phát triệu chứng. Loại rau tốt cho người mắc bệnh này là cà rốt, bí xanh, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây. Chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan có tác dụng hút nước trong đường ruột để đặc giống gel, có lợi cho người bị tiêu chảy. Chất xơ hòa tan cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột.
Hàm lượng chất xơ không hòa tan trong các loại rau này thấp nên không gây kích ứng đường ruột. Hạn chế chất xơ không hòa tan còn giảm đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.
Khi triệu chứng viêm loét đại tràng trở nặng, người bệnh nên hạn chế rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, cải xoăn... vì chúng dễ gây đầy hơi và chướng bụng.
Rau nấu chín thường dễ dung nạp hơn rau sống. Người bệnh chú ý khi dùng các món salad vì kết cấu thô của rau xanh có thể gây khó chịu. Gọt vỏ cà rốt, củ cải, bí, khoai lang và khoai tây giúp loại bỏ một số chất xơ không hòa tan, ít gây kích ứng đường ruột.
Người bệnh nên nấu rau chín mềm, không thêm quá nhiều chất béo. Thức ăn nhiều dầu mỡ có xu hướng làm các triệu chứng trầm trọng thêm. Nên luộc, hấp, nướng hoặc xào nhẹ, tránh chiên rán để hạn chế dầu mỡ. Người bệnh có thể xay thức ăn nhuyễn và lỏng để dễ tiêu hóa hơn, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Các loại rau có kết cấu mềm, nhiều chất xơ hòa tan và ít chất xơ không hòa tan thường dễ dung nạp hơn cho người bệnh. Tuy nhiên, ở mỗi người, triệu chứng giai đoạn bùng phát bệnh có thể không giống nhau vì thế loại rau phù hợp sẽ khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để chọn thực phẩm và lượng chất xơ phù hợp.
Mai Cat(Theo Everyday Health)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |