Tiếp chúng tôi ở đình làng Mông Phụ là cụ Giang Vĩnh Phúc,ĐìnhMôngPhụLàngbầuthánhchấbet 11 hậu duệ đời 14 của thám hoa Giang Văn Minh. Nay cụ đã sang tuổi 80, với kinh nghiệm 5 năm làm cụ từ ngoài đình làng và vừa "nghỉ hưu" đột xuất với lý do: "Tôi phải gánh bụi, vì nhà có bác chú về với tổ, đợi hết bụi mới lại ra lo việc làng được".
Hẹn gặp cụ Phúc trước cổng đình, ngồi bên quán nước ven đường, với chất giọng sang sảng, mạnh mẽ, đầy tự hào, cụ từ Giang Vĩnh Phúc đưa chúng tôi vào câu chuyện của đình, của làng với lý do rất đơn giản: "Ai về làng, tôi cũng mong được nói chuyện, bởi tôi muốn khoe về làng tôi mà".
Lệ làng Mông Phụ
Cụ từ Giang Vĩnh Phúc bắt đầu luôn với khái niệm "lệ làng" nơi Mông Phụ: "Làng tôi có tục thế này, khách đến nhà thánh, đi vào phải đi cửa giữa, gọi là cửa diện để trình diện, như một cách thông báo ngài rằng con đã đến đất ngài. Khi thăm viếng hoặc lễ thánh xong rồi, trở về thì ra theo hai cửa con để không quay lưng trực diện vào ban thờ thánh".
Ở làng tôi 50 gọi là sơ thọ, 70 là thọ. Từ sơ thọ là có thể làm từ, vì cần người có sức. Bởi ở các lễ khao thọ, mỗi cụ trên 80 sẽ làm riêng trong đình 12 lễ, đứng lên quỳ xuống chỉ 1 cụ đã 12 lần, việc ấy từ phải làm. Mà cùng lúc lên thọ 5 cụ thì liệu có chơi nổi không? Cái khó của từ là thế.
Cụ từ Giang Vĩnh Phúc, đình Mông PhụChuyện nhà cửa của làng Mông Phụ cũng mang nhiều chi tiết thú vị. Theo lời cụ Phúc, kiến trúc của làng phân thành ba cấp rõ nét, mà chỉ cần nhìn qua sẽ hiểu ngay gia chủ giàu có ở tầm nào, có biết chơi hay chỉ là đua đú. Cấp cao nhất là Đại khoa (7 gian 2 dĩ, tiền kẻ hậu bảy), Trung khoa (5 gian 2 dĩ, tiền kẻ hậu bảy), Tiểu khoa (3 gian 2 dĩ, tiền kẻ hậu bảy). Mỗi thứ bậc ấy không liên quan đến trình độ học vấn, mà liên quan chuyện giàu nghèo và chất chơi của gia chủ. Đại khoa phải có sập gụ, tủ chè, hoành phi, liễn đối… mang tỷ lệ xứng tầm. Trung khoa mà lại trang trí theo lối Đại khoa thì vừa sai tỷ lệ, vừa lố kệch, sẽ bị cho là không biết chơi, trọc phú...
Cụ từ Phúc cho biết thêm ngay cả chuyện ăn uống cũng có những tục lệ riêng, nhất là với cụ từ, khi lên đình ngày rằm và mùng một, cụ từ tuyệt đối kiêng ăn cá mè vì nó tanh, ngồi với các cụ mà mồm tanh ngắt thì không được. Người phải luôn giữ sạch sẽ, kể cả có thiếu thốn thì cũng phải "rách cho thơm". Chuyện cúng đình, khao thọ xưa nay vẫn tuân theo một lệ với gà trống thiến, xôi đóng tảng, giò, chả, nem… giống như nhau, không thay đổi, bởi đó là cách tránh phân biệt giàu nghèo. Một tục lệ tốt đẹp của làng nay vẫn giữ.
"Huân chương" của làng
Trở lại câu chuyện làm cụ từ, với các làng quê Việt, đây là chức vụ đầy tự hào, cụ Giang Vĩnh Phúc khoe tiếp: "Làng trao cho tôi đến ba tấm huân chương, thứ nhất là được chọn làm chủ cai (làm mâm cỗ cúng đình), thứ hai làm chủ tế, thứ ba làm cụ từ. Xin thưa đấy là ba tấm huân chương cuộc đời của tôi đấy. Cổ kim của làng, được ba huân chương ấy, kể không nhiều đâu, lại thêm cháu nội 8 đứa, cháu ngoại 14 đứa, 11 chắt, bảo tự cao thì không nhưng tự hào thì có các chú ạ".
Kể lại chuyện gắn bó với đình Mông Phụ, cụ từ Phúc nói thêm: "Từ bé tôi đã thích ra đình làng chơi, không ra thì nhớ. Rồi tự tìm hiểu về chuyện của làng, nghe các cụ kể lại và nhớ dần. Những ngày lễ hội thì xem các cụ làm các nghi thức, cứ thế mọi chuyện ăn vào trong đầu. Đến khi đủ tuổi ra tham gia việc làng, lên quan viên, lên chủ tế, rồi được bầu làm từ. Ở làng tôi 50 gọi là sơ thọ, 70 là thọ. Từ sơ thọ là có thể làm từ, vì cần người có sức. Bởi ở các lễ khao thọ, mỗi cụ trên 80 sẽ làm riêng trong đình 12 lễ, đứng lên quỳ xuống chỉ 1 cụ đã 12 lần, việc ấy từ phải làm. Mà cùng lúc lên thọ 5 cụ thì liệu có chơi nổi không? Cái khó của từ là thế. Còn nghi lễ, chẳng ghi chép gì, nó trong đầu ông từ hết, nhiều người hỏi sao dài dòng thế mà nhớ được, thôi thì cứ hiểu đơn giản: Thánh chấm. Một khi thánh đã chấm, thì các ngài độ cho, việc gì cũng nhớ, làm gì cũng gọn".
Một nỗi lo của hầu hết các đình làng là lớp người kế thừa cụ từ. Riêng ở Mông Phụ, đấy lại là chuyện quá đơn giản bởi đội ngũ kế thừa luôn sẵn sàng. Cận kề nhất với cụ từ là ông chủ tế, muốn hiểu nghi lễ thì ông chủ tế sẽ tìm cụ từ đàm đạo, học hỏi từng ngày, đến khi thánh chấm là theo ngài ngay thôi.
Một chút tâm linh, cụ Phúc chia sẻ: "Dân cử người làm từ thì nhiều, làng bầu cũng đơn giản, nhưng khó nhất là thánh chấm. Thánh mà chưa chấm, có lên đình cũng cảm giác không an tâm, nóng ruột, có khi chỉ đôi tháng là nhà có việc như bụi bặm chẳng hạn, vậy là phải về. Còn lên ở 1 - 2 năm, vẫn an vui, khỏe mạnh thêm ra, thánh chấm rồi, ở đấy để còn phục vụ nhà ngài, có muốn về cũng chẳng được".
(còn tiếp)